ĐÌNH LÀNG KIM BẢNG - HANG LÈN CÂY QUÝT

ĐÌNH LÀNG KIM BẢNG - HANG LÈN CÂY QUÝT

Đình Kim Bng và Hang lèn Cây Quýt, thuộc thôn Kim Bảng xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đình Kim Bảng và Hang lèn Cây Quýt nằm ở phía Nam Quy Đạt ( thuộc huyện lỵ MinhHóa ) cách huyện lỵ khoảng 8 km.  

Di tích đình Kim Bảng và Hang lèn Cây Quýt gắn liền với những sự kiện lịch sử sôi động hào hùng của tỉnh QuảngBình và của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đặc biệt nơi đây diễn ra sự kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Quảng Bình lần thứ II vàongày 19/5/1949. 

Đình Làng Kim Bảng 1

Nơi đây đã diễn ra sự kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ 2 vào ngày 19-5-1949. Từ Nghị quyết Đại hội đã dấy lên phong trào "Quảng Bình quật khởi”, mở ra một bước ngoặt lịch sử cực kì quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Quảng Bình.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Minh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng, là căn cứ địa cách mạng của tỉnh Quảng Bình, là nơi đứng chân của phong trào “Quảng Bình quật khởi”.

Đình làng kim bảng 2

Xã Minh Hóa và thôn Kim Bảng là vùng tự do, là chiến khu cách mạng của tỉnh trong những năm đầu kháng chiến. Vị trí địa lý ở đây thuận lợi về quân sự và giao liên, nằm giữa thung lũng xung quanh được bao bọc nhiều đồi núi hiểm trở. Nhân dân ở đây giàu truyền thống cách mạng, một lòng đi theo Đảng, Bác Hồ…

Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ QuảngBình lần thứ II là một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử Quảng Bình. Nghị quyết do Đại hội thông qua đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quancủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Quảng Bình, đưa phongtrào kháng chiến chuyển sang bước ngoặc lịch sử mới có ý nghĩa cực kỳ quantrọng không những với nhân dân trong tỉnh mà còn có ảnh hưởng tích cực đối vớiphong trào kháng chiến của cả nước. 

Đình làng kim bảng 3

Thực hiện chủ trương của Đại hội tỉnhĐảng bộ lần thứ II, bắt đầu từ cuối tháng 5/1949, mọi công việc chuẩn bị chocao trào ''Quảng Bình quật khởi'' được tiến hành một cách triệt để. 

Sau đại hội, Tỉnh ủy và Ủy ban Khángchiến Hành chính đã cử một đoàn cán bộ bao gồm các ngành, các giới vào Quảng Ninh và Lệ Thuỷ để xây dựng cơ sở chuẩn bị phát động cao trào kháng chiến. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ mở đại hội huyện Đảng bộ quán triệt và bàn biện pháp thực hiện nghị quyết do đại hội tỉnh đề ra. Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Ninh nêu quyết tâm "Hạ sơn'' phát động phong trào bí mật tổ chức lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, động viên toàn dân tham gia kháng chiến. 

Tại Bố Trạch và Quảng Trạch huyện ủy cũng triệu tập Đại hội bàn công việc chuẩn bị phối hợp với toàn tỉnh tiến hành tuần lễ ''tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công". Huyện ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính cáccấp huyện, quán triệt nhiệm vụ chỉ đạo quân và dân địa phương đánh mạnh để giữ chân và phân tán lực 1ượng địch, cùng 2 huyện phía Nam của tỉnh dốc toàn bộ lực lượng đứng dậy đấu tranh mạnh mẽ bằng mọi hình thức quân sự, chính trị giành lại quyền chủ động trên chiến trường. 

Cuối tháng 6/1949, nhận thấy sơ hở của địch là chủ quan ỷ vào hệ thống đồn bốt dày đặc ở Quảng Ninh và Lệ Thủy. Tỉnh ủy Quảng Bình họp bất thường, quyết định phát động tuần lễ ''Tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công'' và lấy ngày 15 tháng 7 năm 1949 làm ngày ''Quảng Bình quật khởi''. Với hướng hoạt động chủ yếu là Quảng Ninh và Lệ Thủy. Tỉnh ủy chủ trương đổi tờ báo ''Dân muốn'' thành tờ ''Đánh mạnh'' để động viên khí thế tiến công tiêu diệt địch của quân và dân trong tỉnh. 

Về lực lượng, ngoài đông đảo quần chúng và các đơn vị vũ trang địa phương của 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy còncó tiểu đoàn 274 của Trung đoàn 18 được điều động về hoạt động phân tán ở địa phương. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Thường vụ Tỉnh ủy phân công đồng chí Đồng Sỹ Nguyên và đồng chí Thao (Tỉnh ủy viên) trực tiếp cùng 2 Đồng chí Bí thư huyện ủy Quảng Ninh và Lệ Thủy chỉ đạo và phát động cao trào kháng chiến. 

Quán triệt tinh thần Nghị quyết đại hội, toàn đảng, toàn quân và toàn dân Quảng Bình chuyển mình mạnh mẽ. Tại nhiều địa phương như Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch từ ngày 15 đến 22 tháng 7, quân và dân đã đồng loạt nổi dậy tấn công đồn địch, đánh địch trên đường quốc lộ 1A, đánh địch đi càn, tấn công tàu tuần tiểu của địch... 

Kết thúc tuần lễ ''Quảng Bình quật khởi'' quân và dân Quảng Bình đã đánh 120 trận, tiêu diệt và làm bị thương hàngtrăm binh lính Pháp, lính ngụy, phá hủy nhiều xe quân sự giải tán 225/268 ban hội tề, hệ thống ngụy quyền bị quét sạch ở nhiều nơi, quần chúng phấn khởi trở về quê hương làm ăn, vùng du kích được mở rộng.  

Cao trào ''Quảng Bình quật khởi" đã góp phần đưa phong trào kháng chiến của 2 huyện phía Nam phát triển thêm một bước mới, đẩy mạnh về phía quốc lộ, mở rộng vùng Quảng Ninh và Lệ Thủy, nối liền mạch máu giao thông liên lạc từ Bắc vào Nam. Quyết tâm"hạ sơn'' với khẩu hiệu ''Phía Nam mạnh là Quảng Bình mạnh'' do Đại hội đề ra sát đúng với tnh hình thực tế tỉnh nhà, vì vậy đã thu được những thắng lợi quan trọng, tạo được niềm tin cho quần chúng nhân dân trong tỉnh, đưa phong trào kháng chiến ở hai huyện phía Nam tiến kịp phong trào chung. Trong chiến đấu, tổ chức Đảng và nhiều đảng viên mới được phát triển, trình độ lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền được nâng cao ngày càng đáp ứng với yêu cầu của cuộc kháng chiến. Với kết quả đạt được trong tuần lễ "Quảng Bình quật khởi'',và sau đó một thời gian ngắn, quân và dân Quảng Bình dưới sự chỉ đạo quyết tâm nhạy bén của Tỉnh ủy, đã xoay chuyển được tình thế cách mạng của tỉnh nhà; từ chỗ bị động, bị địch kìm kẹp, khủng bố, quân và dân ta chuyển sang thế chủ động, tích cực chuẩn bị tổng phản công, vây hãm địch, đẩy địch vào thế lúng túng bị động. Từ hậu phương của địch mà chúng cho là an toàn và được kiểm soát gay gắt, Quảng Ninh và Lệ Thủy đã trở thành vùng tiền phương rộng lớn của ta. Do vậy, tuần lễ phát động tích cực cầm cự và cao trào kháng chiến ''Quảng Bình quật khởi'' từ ngày 15/7/1949 được coi là mốc lịch sử, đánh đấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng của phong trào kháng chiến ở Quảng Bình. 

Kể từ ngày Quảng Bình quật khởi15/7/1949 đến chiến dịch Đông - Xuân năm 1953-1954 và chiến thắng Điện biên phủ, quân và dân trong tỉnh đã trải qua một chặng đường đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ song thắng lợi vô cùng vẻ vang. 

Ngày càng thấm nhuần đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, quân và dân Quảng Bình dưới dự chỉ đạo trực tiếp củaTỉnh ủy và được sự giúp đỡ của quân khu 4 cùng các tỉnh bạn, đã phát huy nổ lựcchủ quan, kiên trì bám trụ chiến đấu, từng bước đưa cuộc kháng chiến đi lên,phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong toàn tỉnh, đặc biệt phát triển ở phía Nam. Với bộ đội chủ lực làm lực lượng tiến công chủ yếu, tác chiến tậptrung, đã có bước tiến mạnh mẽ, có khả năng đánh tiêu diệt một bộ phận nhỏ sinh lực địch, giải phóng dần từng bộ phận đất đai. Hậu phương căn cứ địa của tỉnh ngày càng được cũng cố và mở rộng, không chỉ ở vùng tự do mà còn phát triển mạnh cả trong vùng địch tạm chiến.  

Lực lượng vũ trang Quảng Bình, vừa chiến đấu vừa xây dựng, đã trưởng thành rất đáng kể, bảo vệ đất, bảo vệ dân và phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực. Thực hiện phương châm ''kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện'', quân và dân Quảng Bình đã tiến bộ rõ rệt trong việc kết hợp đấu tranh chính trị, kinh tế kết hợp tác chiến với địch, nguy vận đã thu được những kết quả đáng phấn khởi, vừa làm thất bại âm mưu ''dùng người Việt đánh người Việt''''lấy chiến tranh nuôi chiến tranh'' của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến phát triển mạnh, đủ sức tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, vừa phối hợp lực lượng với các chiến dịch và các chiến trường đánh thắng thực dân Pháp trong mọi tình huống. 

Từ sau Đại hội II tỉnh Đảng bộ Quảng Bình diễn ra tại đình Kim Bảng (19/5/1949 đến tháng 8/1954), phong trào kháng chiến ở Quảng Bình là một quá trình quật khởi và phát triển đi lên cùng với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân cả nước. 

Di tích lưu niệm sự kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Bình lần thứ II (19/5/949) gồm 2 điểm: Đình Kim Bảng và Hang lèn Cây Quýt. 

Đình Kim Bảng được tiến hành xây dựng vào 1924 và hoàn thành vào năm 1925. Đình được làm bằng gỗ, mái lợp tranh,nền đất, đình gồm có đình Tiền và đình Hậu. Trong thời kỳ chống Pháp đình bị máy bay Pháp bắn cháy, sau đó đình được sửa lại làm trường học và nhà kho quốc phòng. Năm 1966, đình lại bị máy bay Mỹ ném bom Napan cháy toàn bộ. Hiện nay đình được tỉnh cấp kinh phí khôi phục lại đình trên nền đất cũ của đình làng. 

Hang lèn Cây Quýt nằm cách đình Kim Bảng khoảng 500m; có chiều cao trung bình khoảng 3m; rộng 15,5m; chiều sâu của hang 22m; cửa hang rộng 10m.  

Hang lèn cây quýt

Hang lèn Cây Quýt được sử dụng trong những ngày diễn ra Đại hội II tháng 5 năm 1949. Cũng tại hang lèn Cây Quýt tháng 9 năm 1964 đã diễn ra Hội nghị quân chính của sư đoàn 325A an dưỡng để ổn định tổ chức chuẩn bị vào Nam chiến đấu. Năm 1968 huyện tổ chức mừng công bắn rơi chiếc máy bay thứ 3.000 của Mỹ trên miền Bắc; Hang lèn Cây Quýt cũng là nơi cất giấu 400 tấn lương thực trong những năm chiến tranh chống Mỹ.  

Hang lèn cây quýt 2

Đặc biệt, hang lèn Cây Quýt vừa là di tích khảo cổ được M.cô-la-ni một nhà khảo cổ học người Pháp thuộc trường Viễn đông Bác cổ Hà Nội trước đây khai quật và nghiên cứu. Kết quả khai quật và phát hiện ra một số hiện vật mũi nhọn, đục vũm bằng xương và sừng hươu, nai, võ sò; những công cụ làm bằng đá đẽo thô sơ không có dấu mài lưỡi, hai công cụ bằng đá có dấu mài hai vệt, những hòn đá sa thạch có dấu khoét vũm,những hòn cuội khác có khắc cành lá hoa thảo, những cục quặng sắt hetmatite,những mãnh sắt trong đống vỏ sò và những công cụ bằng sắt. 

Hang lèn cây quýt 1

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Quảng Bình phát huy tinh thần,truyền thống của Đại hội II, của "Quảng Bình quật khởi", không sợ khó khăn, đói nghèo, vươn lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Quảng Bình thành một tỉnh giàu đẹp.

 

Cẩm Nang Liên Quan